Viêm âm hộ là gì? Và những lầm tưởng tai hại bị viêm âm đạo

Viêm nhiễm âm đạo, âm hộ

Viêm âm hộ là gì? Những lầm tưởng về viêm âm hộ có thể khiến các bệnh phụ khoa trở nặng, ảnh hướng tới sức khỏe sinh sản của bạn sau này.

Những lầm tưởng về viêm âm hộ có thể khiến các bệnh phụ khoa trở nặng, ảnh hướng tới sức khỏe sinh sản của bạn sau này.

Viêm âm hộ là gì?

Âm hộ hay còn được gọi là vùng cửa mình, nằm phía trong của thành môi nhỏ, bên dưới của lỗ niệu đạo và trên vùng hậu môn. Âm hộ là “lối dẫn vào” âm đạo, bao quanh lỗ âm đạo với môi lớn và môi nhỏ. Khi đến tuổi dậy thì, âm hộ được phủ một lớp lông mu. Da của âm hộ đặc biệt dễ bị kích ứng do luôn có một độ ẩm, ấm nhất định.

Cấu trúc của âm hộ bao gồm: Xương mu, môi nhỏ – môi lớn, môi âm vật, quy đầu âm vật, cửa vào âm đạo, lỗ niệu đạo, màng trinh.

Viêm ngứa âm hộ là tình trạng đau, viêm, nhiễm trùng âm hộ. Do có độ ẩm nhất định, lại được bao phủ bởi lông mu, vùng da nhạy cảm của âm hộ rất dễ bị vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn tấn công và làm tổn thương. Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng phụ nữ độ tuổi sinh sản.

Một số nhầm tưởng tai hại về viêm âm hộ

  • Viêm ngứa âm hộ và viêm âm đạo là cùng một bệnh lý: Đây là nhầm tưởng của đa số phụ nữ khi chưa tìm hiểu kỹ về khái niệm âm hộ, viêm âm hộ. Thực tế, âm hộ là phần ngoài, bao quanh âm đạo. Vì vậy, viêm ngứa âm hộ cũng khác với viêm âm đạo. Tuy nhiên, khi viêm nhiễm lan rộng, rất khó để xác định riêng tình trạng viêm ngứa âm hộ với viêm âm đạo.
  • Viêm âm hộ là do vùng ngoài âm đạo bị kích thích và không đáng lo ngại: Âm hộ là cửa mình, nhưng không có ngứa vì vậy mà chúng ta được quyền chủ quan với viêm ngứa âm hộ. Thực tế, viêm đau, ngứa tại âm hộ có thể là “hồi chuông cảnh báo” những bệnh phụ khoa còn nguy hiểm hơn.
  • Viêm âm hộ có thể tự khỏi mà không cần điều trị: Bất cứ bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào cũng cần điều trị, bao gồm cả viêm ngứa âm hộ.
  • Ngứa âm hộ chỉ là do tác động bên ngoài: Tình trạng ngứa ngáy âm hộ thường được chẩn đoán là triệu chứng của một số bệnh phụ khoa chứ không đơn giản chỉ do những tác động từ bên ngoài.

Triệu chứng viêm âm hộ

Các triệu chứng khi bị viêm, đau âm hộ như nóng rát, châm chích, đau nhức, đau nhói, sưng và ngứa ở toàn bộ vùng âm hộ hoặc tập trung ở một khu vực cụ thể. Các triệu chứng của đau âm hộ có thể không đổi hoặc đau theo từng đợt. Các cơn đau sẽ ập đến mà không có sự cảnh báo từ trước, hoặc xảy ra khi bạn chạm vào khu vực.

Tình trạng này có thể gồm nhiều triệu chứng khác nhau tùy mỗi người, chẳng hạn như:

  • Ngứa rát âm hộ
  • Môi âm hộ hoặc các vùng da lân cận đỏ và sưng
  • Cảm giác ngứa dữ dội, có thể tăng dần về đêm
  • Nổi mụn nước trong chứa dịch lỏng
  • Có vết loét, vảy dày, mảng trắng trên da âm hộ
  • Đau nhức âm hộ

Nguyên nhân của viêm âm hộ là gì?

Viêm âm hộ có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây gây ra:

  • Dị ứng giấy vệ sinh có mùi hương hoặc màu nhuộm
  • Dị ứng xà phòng hoặc sữa tắm, thuốc tẩy
  • Dị ứng các loại nước rửa phụ khoa, nước hoa, chất khử mùi vùng kín
  • Dị ứng băng vệ sinh
  • Dị ứng tinh trùng
  • Thụt rửa âm đạo
  • Sử dụng bồn tắm nước nóng hay dị ứng với nước hồ bơi
  • Dùng quần lót làm từ chất liệu tổng hợp, không có đáy quần bằng cotton thoáng khí
  • Ngồi yên xe đạp bị cọ xát
  • Mặc đồ tắm bị ướt trong một thời gian dài
  • Các bệnh lý nhiễm trùng như rận mu hoặc ghẻ
  • Mụn sinh dục Herpes
  • Tổn thương hoặc kích thích dây thần kinh của âm hộ
  • Phản ứng lâu dài với một số bệnh nhiễm trùng
  • Mắc một số rối loạn di truyền
  • Rối loạn chức năng của các cơ sàn chậu
  • Một số tác nhân gây ảnh hưởng đến cơ hoặc xương gần đó

Ngoài ra, sụt giảm nồng độ estrogen hay thiếu hụt estrogen cũng có thể khiến nữ giới bị viêm âm hộ. Do đó, tình trạng này có khả năng xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh.

Chẩn đoán và điều trị

Nếu bạn bị đau âm hộ, bác sĩ phụ khoa sẽ cố gắng loại trừ các nguyên nhân phổ biến nhất gây đau âm hộ trước. Sau đó, bạn sẽ được hỏi về các triệu chứng, lịch sử tình dục, các tiền sử sức khỏe và phẫu thuật của bạn. Ngoài ra bác sĩ sẽ hỏi về các phương pháp điều trị nào bạn đã thử và liệu bạn có bị dị ứng, nhiễm trùng mãn tính hoặc các vấn đề về da hay không.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm âm hộ, bạn sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm để kiểm tra âm hộ một cách cẩn thận:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục (STDs)
  • Xét nghiệm Pap. Xét nghiệm này dùng kính hiển vi kiểm tra các tế bào được thu thập từ cổ tử cung nhằm phát hiện những thay đổi có thể là ung thư hoặc có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, thử Pap cũng tìm được các dấu hiệu khác như nhiễm trùng hoặc viêm.

Phòng ngừa viêm âm hộ

Nữ giới có thể thực hiện một số biện pháp để ngăn ngừa tình trạng viêm âm hộ như:

  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, không mùi hoặc chỉ cần sử dụng nước sạch là đủ
  • Tránh thụt rửa âm đạo
  • Làm khô hoàn toàn bộ phận sinh dục sau khi tắm hay đi vệ sinh
  • Mặc quần lót bằng vải cotton thoáng khí
  • Thay quần áo khô ngay sau khi bơi lội hoặc tập thể dục
  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản, khám phụ khoa định kỳ
  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh

Trên đây là những thông tin cần lưu ý về bệnh lý viêm âm hộ. Hãy luôn bổ sung kiến thức về các bệnh phụ khoa thường gặp để tự bảo vệ bản thân, biết cách phòng tránh, điều trị bệnh sao cho hiệu quả, an toàn. Khi thấy bất cứ bất thường nào ở vùng âm hộ, bạn đừng chủ quan và hãy tới bệnh viên để thăm khám ngay nhé!