Nhiễm nấm candida âm đạo là tình trạng nhiễm trùng âm đạo do nấm Candida albicans gây ra. Nấm Candida là một loại nấm men thường trú trong âm đạo của phụ nữ. Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo bị thay đổi, nấm Candida có thể phát triển quá mức và gây nhiễm trùng.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân phổ biến gây nhiễm nấm candida âm đạo bao gồm:
- Vệ sinh vùng kín kém
- Mặc quần áo chật, không thoáng khí
- Quan hệ tình dục với người bị nhiễm nấm candida
- Hệ miễn dịch suy yếu
- Dùng kháng sinh trong thời gian dài
- Mang thai
Triệu chứng
Các triệu chứng phổ biến của nhiễm nấm candida âm đạo bao gồm:
- Ngứa ngáy, nóng rát ở âm đạo và âm hộ
- Tiết dịch âm đạo nhiều, màu trắng, đặc, dính
- Cảm giác đau rát khi đi tiểu
- Đau khi quan hệ tình dục
Chẩn đoán
Chẩn đoán nhiễm nấm candida âm đạo thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo để xác định loại nấm gây bệnh.
Điều trị
Nhiễm nấm candida âm đạo thường được điều trị bằng thuốc kháng nấm. Thuốc có thể được dùng dưới dạng thuốc uống, thuốc đặt âm đạo hoặc thuốc kem bôi âm đạo.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa nhiễm nấm candida âm đạo, bạn nên:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ
- Mặc quần áo thoáng khí, thấm hút mồ hôi
- Thay quần lót thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi tiểu hoặc đi vệ sinh
- Tránh quan hệ tình dục với người bị nhiễm nấm candida
- Tăng cường sức khỏe miễn dịch bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc
Lời khuyên
Nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm nấm candida âm đạo, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nhiễm nấm candida âm đạo là tình trạng phát triển quá mức nấm Candida albicans gây ra kích ứng, viêm, ngứa, tiết dịch và đau rát. Phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm Candida thường bị tái phát, gây khó chịu, tự ti. Nhưng bạn có biết nguyên nhân tại sao?
Nhiễm nấm Candida là bệnh gì?
Nhiễm nấm Candida hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men là bệnh nhiễm trùng do một loại nấm tên là Candida gây ra. Nấm này có thể gây tổn thương cho da, miệng, máu và bộ phận sinh dục.
Khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường vùng kín cân bằng thì nấm Candida không gây hại. Tuy nhiên, khi môi trường axit mất cân bằng độ pH ở vùng kín sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây nên tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo đối với phụ nữ.
Nhiễm nấm âm đạo không phải là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục. Nhưng có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo có thể bắt đầu từ hoạt động quan hệ tình dục.
Khi soi hình dạng nấm candida dưới kính hiển vi, có 8 đến 9 loại nấm Candida có khả năng gây bệnh như: Candida albicans, sau đó là Candida krusei, Candida tropicalis, Candida lusitaniae, Candida parapsilosis. Tuy nhiên, trên 95% trường hợp mắc bệnh là do nấm Candida Albicans gây ra.
Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm nấm Candida âm đạo
Các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm Candida có thể khác nhau tùy thuộc vào vùng bị nhiễm và mức độ nhiễm. Bệnh nhân bị nhiễm nấm âm đạo thường xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Vùng âm đạo bị tấy đỏ, ngứa và đau rát. Bệnh nhân thường gãi khiến cho nấm lan rộng tới hậu môn, bẹn
- Dịch âm đạo có màu trắng vón cục, thành từng mảng dày dính vào thành âm đạo, không hôi
- Khi quan hệ có cảm giác bị đau đớn, khó khăn
- Niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ
- Khí hư ra nhiều
- Đi tiểu khó, tiểu nhiều
- Nếu bị nặng thì âm hộ, môi bé, môi lớn có thể bị đỏ và phù nề.
Lưu ý khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị nấm Candida âm đạo, nam giới có thể cũng sẽ bị viêm quy đầu với các dấu hiệu như đỏ, ngứa, và xuất hiện chất nhầy trắng. Sau vài phút hoặc vài giờ sau khi giao hợp, bệnh sẽ xảy ra. Sau khi được vệ sinh, rửa sạch bệnh thường sẽ tự khỏi.
Nguyên nhân nhiễm nấm Candida âm đạo?
Bệnh viêm âm đạo do nấm rất thường gặp ở phụ nữ, nó chỉ đứng sau viêm âm đạo do vi khuẩn.
Trên 50% phụ nữ mắc bệnh này ít nhất 1 lần trong đời. Do việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh nên bệnh càng ngày càng có xu hướng tăng lên bởi đây là điều kiện thuận lợi để nấm xâm nhập vào cơ thể.
Sau đây là một số nguyên nhân khiến phụ nữ bị nhiễm nấm Candida âm đạo:
- Vệ sinh cơ thể kém.
- Mặc quần áo chật, không thoát mồ hôi.
- Đồ lót ẩm ướt, không thoáng khí.
- Tăng nguy cơ bị nhiễm nấm khi quan hệ tình dục.
- Hệ miễn dịch cơ thể kém.
- Dùng kháng sinh trong thời gian dài.
- Phụ nữ trong thời gian mang thai.
- Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường.
- Bệnh nhân đang điều trị ung thư (hóa trị hoặc xạ trị).
- Bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS.
Vì sao bệnh nấm Candida âm đạo hay tái phát?
Bệnh do nấm Candida ở âm đạo phụ nữ nhưng khi điều trị muốn khỏi bệnh phải điều trị cả cho vợ và chồng. Ở nhiều phụ nữ sau điều trị nấm âm đạo rất hay tái phát, ngoài nguyên nhân do chồng không cùng điều trị thì còn do người phụ nữ chủ quan, không làm đúng theo lời dặn của bác sĩ trong vệ sinh cá nhân như giặt riêng đồ lót bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng to trước khi mặc để tránh nhiễm nấm từ những đồ lót mặc lần trước.
Không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, chưa trị dứt điểm sạch nấm.
Đặc biệt, một số trường hợp còn tự ý mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.
Cách điều trị và phòng tránh nấm Candida âm đạo
Thường để điều trị nấm Candida âm đạo, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng nấm, gồm các loại thuốc sau đây:
- Clotriamazole 100mg: đặt 1 viên thuốc đặt âm đạo mỗi đêm trong 7 ngày hoặc đặt âm đạo 1 viên duy nhất Clotriamazole.
- Econazole 150mg: đặt âm đạo 1 viên/đêm trong 3 ngày.
- Fluconazol 150mg: uống 1 liều duy nhất hoặc uống 2 viên/ngày trong 3-5 ngày khi sử dụng Itraconazol 100mg.
- Có thể dùng Gentian 0,5% để bôi tại chỗ, rửa bằng dung dịch betadin.
Chú ý những loại thuốc này tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
Bên cạnh đó, để hạn chế diễn tiến của bệnh nấm Candida âm đạo, bạn nên có các biện pháp chăm sóc vùng kín như sau:
- Tránh các chất kích thích như xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo, thụt rửa âm đạo.
- Tránh mặc quần bó sát, đồ lót quá chật để vùng âm đạo luôn được khô thoáng.
- Đảm bảo lượng đường trong máu của bạn ở mức cho phép nếu bạn bị tiểu đường.
- Bộ phận sinh dục phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, quần áo phải phơi nơi có ánh sáng mặt trời.
Nếu bệnh tái đi tái lại, bạn nên đi kiểm tra bởi rất có thể bạn đang bị đái tháo đường hoặc do việc dùng kháng sinh kéo dài, dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen… khiến cho cơ thể bạn bị suy giảm sức đề kháng.
Muốn điều trị khỏi bệnh nấm Candida âm đạo ở phụ nữ, cần điều trị cho cả vợ và chồng vì trong quá trình giao hợp, vi khuẩn nấm sẽ đọng lại ở bao quy đầu và đây chính là nguyên nhân khiến cho người vợ dễ bị tái phát nhiều lần.
Khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo, bệnh nhân không thể tự khỏi hoàn toàn được nếu không được dùng thuốc đặc trị bởi bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để dùng vì như vậy sẽ bị nhờn thuốc và bệnh sẽ càng khó chữa trị dứt điểm hơn.
Để tự bảo vệ bản thân khỏi các bệnh viêm nhiễm ở âm đạo, chị em phụ nữ nên chủ động khám, sàng lọc bệnh khi thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường.