Các chị em thường quan tâm đến bề ngoài của mình như mặt, tay, chân, tóc,… nhưng thường “vô tâm” và chưa thực sự hiểu rõ về “cô bé” của mình. Sinh lý vùng kín được duy trì bình thường nhờ 2 yếu tố điển hình đó là pH và độ ẩm vùng kín. Các chị em đã thực sự hiểu về 2 yếu tố góp phần làm nên “sức khỏe” vùng kín này? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
pH vùng kín
pH sinh lý tự nhiên của vùng kín vào khoảng 3,8 đến 4,5. Đây là khoảng pH thuận lợi để thiết lập hệ cân bằng vi khuẩn trong âm đạo. Nhiều người nghĩ rằng âm đạo là môi trường vô khuẩn nhưng không phải vậy, giống như hệ thống ruột của cơ thể, âm đạo vẫn có tồn tại cả 2 loại vi khuẩn là vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Trong âm đạo có đến hơn 20 triệu vi khuẩn nhưng luôn đảm bảo cân bằng nhờ các cơ chế sinh lý tự nhiên của nó. Trong đó, quan trọng nhất không thể không kể đến vi khuẩn Lactobacillus, đây là loại vi khuẩn tồn tại trong âm đạo và tạo ra môi trường pH 3,8 – 4,5, khoảng pH bình thường của âm đạo, giúp cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo và giữ cho âm đạo luôn khỏe mạnh.
Tại sao chị em luôn cảm thấy vùng kín ẩm ướt?
Nhiều chị em thắc mắc tại sao vùng kín luôn ẩm ướt, liệu đây có phải là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể hay là dấu hiệu của bệnh lý nào không?
Thực tế, vùng kín ẩm ướt do sự xuất hiện của khí hư. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường được cơ thể tiết ra giúp bảo vệ vùng kín của phụ nữ trước sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Vì vậy, chị em không cần lo lắng quá nhiều về sự có mặt của khí hư. Chỉ khi có các dấu hiệu bất thường như khí hư có mùi hôi và có màu lạ hoặc ra nhiều khí hư bất thường, lúc đó, chị em cần phải lưu ý để tiến hành kiểm tra, theo dõi “sức khỏe” vùng kín. Bởi nếu khí hư bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh vùng kín như nấm âm đạo, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, ung thư cổ tử cung,…
Dấu hiệu và hậu quả của mất cân bằng vùng kín
Vùng kín bị mất cân bằng sinh lý được phát hiện thông qua các dấu hiệu như:
- Mất cân bằng pH vùng kín, quá kiềm hoặc quá acid, vượt ngoài ngưỡng pH bình thường của vùng kín (3,8 – 4,5) gây ra tình trạng đau rát, ngứa,…
- Khí hư ra bất thường, có mùi hôi khó chịu, màu trắng ngà hoặc vàng, xanh,…
- Xuất hiện các dịch nhầy lạ thường
- Ra máu bất thường
- Các dấu hiệu khác như đau vùng bụng dưới, vùng kín khô rát,….
Khi vùng kín bị mất cân bằng sinh lý sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn có hại, dẫn đến các bệnh lý vùng kín khiến chị em luôn cảm thấy khó chịu, tự ti trước bạn đời của mình. Thậm chí, nếu tình trạng viêm nhiễm vùng kín không được khắc phục đúng cách và triệt để sẽ gây ra nhiều nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể cũng như cuộc sống của chị em.
Cách duy trì cân bằng sinh lý tự nhiên của vùng kín
Để duy trì sự cân bằng sinh lý vùng kín, chị em cần chú ý chăm sóc vùng kín của mình bằng cách tuân thủ những điều sau:
- Sử dụng quần lót phù hợp: chất liệu thấm hút mô hôi như cotton và lựa chọn size quần vừa vặn sẽ là cách giúp vùng kín luôn được thông thoáng, tránh ẩm ướt quá nhiều khiến cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý sử dụng quần lót đúng cách để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trong quần lót.
- Hạn chế sử dụng các thủ thuật phụ khoa như đặt vòng tránh thai, phá thai, … hay thụt rửa âm đạo. Vì những thủ thuật phụ khoa này thường gây ra các tổn thương sâu trong âm đạo cũng như tử cung, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ sản phụ khoa khi cần phải tiến hành các thủ thuật này, đồng thời, nên thực hiện các thủ thuật tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo an toàn và chất lượng cao.
- Sử dụng băng vệ sinh chất lượng: Chị em cần phải lựa chọn cho mình loại băng vệ sinh phù hợp và chất lượng, đảm bảo an toàn, bởi khi chu kỳ kinh nguyệt ghé thăm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập nếu như chị em không chăm sóc “cô bé” của mình cẩn thận. Hãy nhớ thay băng vệ sinh ít nhất 3 – 4h/lần và vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ để đảm bảo vùng kín luôn được sạch sẽ.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, đều đặn mỗi 2 lần/ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, để loại bỏ những chất bẩn, mồ hôi và vi khuẩn có hại.
- Không sử dụng sữa tắm, xà bông để vệ sinh vùng kín, vì sữa tắm và xà bông có tính kiềm rất cao, nếu sử dụng để làm sạch vùng kín sẽ khiến cho pH vùng kín bị thay đổi, dễ gây kích ứng da “cô bé”.
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp: các tiêu chí để chọn một loại dung dịch vệ sinh phụ nữ thích hợp như:
- Độ pH nằm trong khoảng pH sinh lý của vùng kín.
- Không chứa chất tẩy rửa SLS, paraben, thay vào đó là Decyl Glucoside – chất diện hoạt tương lai.
- Có mùi thơm dịu nhẹ, không sử dụng các loại có mùi thơm mạnh, dễ gây kích ứng da vùng kín.
- Thành phần có nguồn gốc từ thảo dược như cúc la mã, tinh chất hoa hồng, tinh chất lô hội có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch nhẹ nhàng, đồng thời kết hợp với collagen, vitamin E giúp làm hồng và sáng da vùng kín, giúp nuôi dưỡng và trẻ hóa da vùng kín.
Chăm sóc vùng kín đúng cách cũng như biết cách cải thiện thẩm mỹ vùng kín sẽ giúp cho chị em luôn tự tin, yêu đời và tươi trẻ. Chị em đừng chỉ quan tâm chăm sóc ngoại hình bên ngoài mà bỏ quên “cô bé” của mình nhé.