Ngứa môi bé vùng kín là biểu hiện của bệnh gì? Cách xử lý hiệu quả nhất

Chăm sóc vùng kín

Ngứa môi bé vùng kín là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả bệnh lý phụ khoa và bệnh da liễu.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa môi bé vùng kín là do nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Một số bệnh nhiễm trùng thường gặp gây ngứa môi bé vùng kín bao gồm:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Đây là bệnh lý phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới, gây ra bởi sự mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo. Viêm âm đạo do vi khuẩn thường biểu hiện bằng các triệu chứng như ngứa ngáy, khí hư ra nhiều, có mùi hôi.
  • Viêm âm đạo do nấm: Bệnh lý này do nấm Candida gây ra, thường gặp ở phụ nữ có hệ miễn dịch suy yếu, đang mang thai hoặc sử dụng thuốc kháng sinh. Viêm âm đạo do nấm thường biểu hiện bằng các triệu chứng như ngứa ngáy, khí hư ra nhiều, có màu trắng đục và vón cục.
  • Nhiễm trùng trichomonas: Bệnh lý này do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây ra, lây lan qua đường tình dục. Nhiễm trùng trichomonas thường biểu hiện bằng các triệu chứng như ngứa ngáy, khí hư ra nhiều, có mùi hôi, đau khi quan hệ tình dục.

Ngứa môi bé vùng kín cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh da liễu, bao gồm:

  • Vảy nến: Bệnh lý này gây ra các mảng da đỏ, bong tróc, ngứa ngáy. Vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả vùng kín.
  • Hắc lào: Bệnh lý này gây ra các mảng da đỏ, ngứa ngáy, có hình vòng tròn hoặc bầu dục. Hắc lào có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả vùng kín.
  • Lang ben: Bệnh lý này gây ra các mảng da trắng, ngứa ngáy. Lang ben thường xuất hiện ở vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, bao gồm cả vùng kín.

Ngoài ra, ngứa môi bé vùng kín cũng có thể là do một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như:

  • Mặc quần áo quá chật, bó sát.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín không phù hợp.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ.
  • Thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như khi mang thai, mãn kinh.

Nếu bạn bị ngứa môi bé vùng kín, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc bôi da hoặc các phương pháp điều trị khác.

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa ngứa môi bé vùng kín:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhẹ nhàng bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh vùng kín dịu nhẹ.
  • Thay quần lót thường xuyên, ít nhất 2 lần/ngày.
  • Mặc quần lót cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tránh mặc quần áo quá chật, bó sát.
  • Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất xơ.
  • Giữ cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.

Biểu hiện ngứa môi bé vùng kín là của bệnh gì? Cách xử lý khi bị ngứa môi bé vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ Smoovy sạch dịu nhẹ, kháng khuẩn.

Ngứa môi bé vùng kín tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của chị em. Tình trạng này có khả năng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được khắc phục kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé. 

Ngứa môi bé vùng kín là biểu hiện của bệnh gì?

Bệnh lậu

Lậu là một trong những căn bệnh xã hội rất nhiều người mắc phải. Chúng có tốc độ lây lan nhanh qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Đây là căn bệnh do song cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Bệnh lậu có thời gian tấn công cơ quan sinh dục ở nữ giới trong khoảng từ hai tới sáu ngày. Các biểu hiện ban đầu của bệnh trên cơ thể đó là:

  • Cảm giác ngứa ngáy râm ran, khó chịu tại âm đạo, âm hộ
  • Môi bé và môi lớn đều bị sưng tấy, ngứa, đỏ
  • Khí hư có mùi hôi hoặc màu sắc bất thường.
Ngứa môi bé vùng kín có thể là biểu hiện của bệnh lậu

Khi mắc bệnh lậu, người bệnh thường đi tiểu khó khăn hơn, tiểu buốt và rắt. Thậm chí có thể nhận thấy dịch mủ chảy ra từ âm đạo. Người bệnh thường xuyên bị đau nhức ở vùng xương chậu và lan tới bụng, lưng. Các cơn đau rõ rệt hơn khi quan hệ tình dục. Bệnh lậu có thể gây nên biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm hố chậu
  • Viêm gây tắc vòi trứng
  • Viêm tử cung,
  • Sinh non ở thai phụ
  • Gây mù lòa ở trẻ sơ sinh hoặc mang thai ngoài tử cung.

Bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà cũng là một trong những căn bệnh xã hội rất phổ biến hiện nay. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn. Ngoài ra, việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh cũng có thể gây nên căn bệnh này. Virus sùi mào gà có thời gian tấn công dài hơn so với bệnh lậu, từ hai tới chín tháng. Bệnh thường làm xuất hiện các khối u quanh cơ quan sinh dục. Bao gồm cả môi bé môi lớn, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, cửa âm đạo,…

Bệnh sùi mào gà có những biểu hiện ban đầu qua u nhú màu hồng nhạt, hình tròn, có bề mặt khô và không gây ra ngứa ngáy, đau nhức. Tuy nhiên sau đó các u nhú này dần phát triển tạo thành các mảng lớn. Các mảng này rất dễ bị trầy xước, gây chảy máu, chảy dịch mủ cùng mùi hôi khó chịu. Đồng thời luôn khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín.

Cơn ngứa ngáy có thể lan rộng từ môi bé đến môi lớn, kèm theo khí hư có mùi khó chịu. Đây là căn bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tình dục. Đặc biệt, có thể làm gia tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Đây là căn bệnh cần được phát hiện và khắc phục từ sớm. Do đó chị em cần chú ý và đi khám ngay khi nhận thấy bất thường.

Viêm âm đạo

Bệnh lý này thường gặp ở những chị em phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Viêm âm đạo do các vi khuẩn, virus hoặc nấm Candida gây ra. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình chăm sóc, vệ sinh vùng kín không đúng cách như:

  • Mặc quần lót quá chật, bí bách 
  • Sử dụng các dung dịch vệ sinh chứa các thành phần gây hại da vùng kín như xà phòng, SLS, Paraben khiến vùng kín không được chăm sóc đúng cách. 
  • Thụt tháo thường xuyên mà không có chỉ định của bác sỹ

Cách xử lý khi bị ngứa môi bé vùng kín

Để  làm giảm tình trạng ngứa môi bé vùng kín, chị em nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín với dung dịch vệ sinh thích hợp. Tránh xa các loại dung dịch vệ sinh có chứa xà phòng, chất tẩy rửa mạnh. Nên lựa chọn các dung dịch vệ sinh có thành phần tự nhiên như nước hoa hồng, lô hội, cúc la mã. Hạn chế mặc quần lót ẩm ướt hoặc các loại quần lọt khe, quần lót bó sát gây nên bị bức vùng kín. Tuyệt đối không giặt chung đồ lót với các loại quần áo khác nhau do có thể làm lây lan vi khuẩn và nhiễm nấm. Nên giặt riêng quần lót và không ngâm trong nước xả vải.

Để khắc phục dứt điểm ngứa môi bé vùng kín, chị em nên tìm tới các cơ sở y tế được thăm khám. Cũng như đưa ra liệu trình khắc phục phù hợp nhất. Không nên để tình trạng ngứa môi bé vùng kín kéo dài lâu. Điều này rất dễ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tắc ống dẫn trứng, vô sinh.