Âm đạo chứa đầy vi khuẩn và nấm men, khiến âm đạo có mùi hương đặc trưng riêng. Độ pH có tính acid tự nhiên khiến âm đạo có mùi hơi chua.
Bác sỹ Mary Jane Minkin – Giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Y Yale cho biết: Âm đạo chứa đầy vi khuẩn và nấm men, khiến âm đạo có mùi hương đặc trưng riêng. Độ pH có tính acid tự nhiên khiến âm đạo có mùi hơi chua. Tuy nhiên, “cô bé” có mùi khó chịu kèm với các triệu chứng như ngứa hoặc khí hư nhiều, cảnh báo điều bất thường.
Âm đạo có mùi tanh
Thủ phạm đằng sau mùi hương này chính là vi khuẩn. Viêm nhiễm có thể xuất hiện khi âm đạo có độ pH vượt ra ngoài mức bình thường.
Âm đạo có mùi men chua
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng nấm men đều có mùi men chua, mùi bia, khí hư đặc quánh như phô mai, có thể ngứa ngáy, khó chịu.
Nhiều trường hợp còn thấy xung quanh âm đạo bị ửng đỏ, đau rát.
Âm đạo có mùi xạ hương
Đổ mồ hôi quá nhiều và quần lót không thoáng khí có thể gây ra mùi xạ hương. Mùi này sẽ hết ngay khi bạn tắm.
Để giảm mùi xạ hương, bạn nên mặc quần lót bằng chất liệu thấm hút mồ hôi như cotton.
Âm đạo có mùi hôi thối
Lâu không thay tampon có thể dẫn đến mùi hôi thối. Mùi hương này được tạo ra do vi khuẩn phát triển quá mức trong một không gian hẹp.
Cảnh báo: Nếu để tampon trong cơ thể quá lâu, vi khuẩn có thể gây ra hội chứng sốc độc (các triệu chứng giống như cúm gồm sốt, buồn nôn, đau nhức).
Âm đạo có mùi kim loại
Máu (kinh nguyệt) có thể làm thay đổi độ pH của âm đạo, làm cho chúng có mùi giống như đồng hoặc thiếc.
Bạn có thể rửa âm hộ bằng xà phòng, nhưng cần tránh xà phòng có mùi thơm mạnh vì chúng sẽ làm thay đổi độ pH âm đạo.
Âm đạo có mùi hóa chất, mùi thuốc tẩy
Theo các chuyên gia, âm đạo có mùi hóa chất, mùi amoniac hoặc mùi tanh, thường là do vi khuẩn.
Ngoài vi khuẩn, tình trạng mất nước hoặc mới quan hệ tình dục cũng gây ra mùi này (độ pH thấp của tinh trùng có thể gây mùi amoniac trong âm đạo)…
Bạn nên chú ý vệ sinh sạch sau vài ngày xem mùi khó chịu này có biến mất không. Nếu không, hãy đi khám để được trợ giúp.
Âm đạo có mùi ngọt
Âm đạo có mùi ngọt có vẻ là một điều “tuyệt vời” hơn so với mùi hôi thối. Tuy nhiên, “cô bé” có mùi ngọt cũng là điều bất thường. Điều này thường liên quan đến chế độ ăn uống.
Nhiễm nấm men đôi khi cũng gây ra mùi ngọt. Vì vậy, nếu bạn có triệu chứng nhiễm trùng nấm men, hãy đi khám để được điều trị.
Giải pháp giúp ngăn ngừa mùi khó chịu ở “cô bé”
Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ luôn là giải pháp đầu tiên mà mọi người nghĩ đến. Nhưng, các chị em cần nhớ, giữ vệ sinh sạch không có nghĩa là làm sạch “cô bé” quá mức. Làm sạch quá mức cũng gây hại như việc lười vệ sinh vậy.
Bởi, thụt rửa âm đạo, dùng xà phòng có hóa chất tẩy rửa mạnh, có mùi thơm… sẽ khiến âm đạo mất đi độ pH bình thường, làm tăng nguy cơ khô rát, viêm nhiễm, ngứa ngáy.
Giải pháp an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa mùi hôi vùng kín là làm sạch nhẹ nhàng bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa Collagen và Nước hoa hồng kết hợp cùng tinh chất Lô hội, Cúc La mã, Vitamin E. Các tinh chất từ thiên nhiên này giúp kháng khuẩn, khử mùi, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm âm đạo, âm hộ, khí hư, huyết trắng, nấm men. Đồng thời, collagen cùng vitamin E còn giúp làm mềm da, dưỡng ẩm, giảm tình trạng thâm xỉn, khô ráp, làm hồng và trẻ hóa da vùng kín, nuôi dưỡng vẻ đẹp tự nhiên của vùng kín.