Bệnh huyết trắng ở phụ nữ: dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Chăm sóc vùng kín

“Cô bé” tiết ra huyết trắng là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, huyết trắng lại là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Để giúp chị em có thể chăm sóc vùng kín tốt hơn, bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin cần biết về bệnh huyết trắng ở phụ nữ như dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục.

Bệnh huyết trắng ở phụ nữ là gì?

Huyết trắng là dịch nhầy được tiết ra từ âm đạo, có màu trắng sữa như màu trắng trứng và không có mùi. Thành phần chính của huyết trắng bao gồm nước, urea, lactic acid, pyridine, alcohol,…Thông thường huyết trắng được tiết ra khi mang thai, lúc rụng trứng hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt do lúc này nồng độ hormone sinh dục trong cơ thể nữ giới tăng cao.

Khí hư bất thường là có thể dấu hiệu cho thấy chị em đang mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm

Huyết trắng là hiện tượng bình thường, có tác dụng giữ ẩm và bảo vệ cô bé khỏi các tác nhân gây hại như nấm, vi khuẩn,…Tuy nhiên nếu lượng huyết trắng tiết ra quá nhiều, có sự biến đổi về mùi vị và màu sắc thì sẽ được gọi là bệnh huyết trắng ở phụ nữ (khí hư) và có thể dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Dấu hiệu nhận biết

Nắm rõ các dấu hiệu nhận biết bệnh huyết trắng là rất quan trọng để giúp các chị em có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc vùng kín và khắc phục kịp thời, đảm bảo sức khỏe sinh sản và đời sống chăn gối vợ chồng.

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh huyết trắng ở phụ nữ:

  • Huyết trắng tiết ra nhiều, có màu trắng trong
  • Huyết trắng đặc quánh hoặc vón cục
  • Huyết trắng có màu sắc bất thường như xanh, vàng
  • Huyết trắng có máu
  • Huyết trắng có mùi hôi khó chịu
  • Huyết trắng sủi bọt

Nguyên nhân gây bệnh huyết trắng ở phụ nữ

Các nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến bệnh huyết trắng bất thường ở nữ giới là:

Nhiễm nấm Candida albicans (nhiễm trùng nấm men)

Nấm candida tồn tại sẵn trong âm đạo với một lượng nhỏ sẽ sống cân bằng với các vi sinh vật khác trên mà không gây ra tác hại gì. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm Candida albicans sẽ phát triển mạnh và gây nên bệnh phụ khoa.

Khí hư có màu trắng đục, dính thành từng mảng như phô mai hoặc vón cục như bã đậu kèm theo ngứa rát ở âm hộ là triệu chứng điển hình của nhiễm trùng nấm men.

pH âm đạo mất cân bằng

Vùng kín của nữ giới cần được duy trì độ pH cân bằng từ 3,8 – 4,5. Nếu âm đạo mất cân bằng pH do nhiều nguyên nhân khác nhau như sử dụng kháng sinh, corticoid liều cao hoặc kéo dài; thụt rửa âm đạo khi vệ sinh; sử dụng thuốc tránh thai hoặc khắc phục nội tiết; thay đổi nội tiết tố do tuổi tác; bệnh lý mạn tính; đặt dụng cụ tránh thai,… sẽ dẫn đến tình trạng khô âm đạo. Âm đạo khô làm chất nhầy không được tiết ra khiến huyết trắng bị ứ đọng và vón cục lại như bã đậu.

Độ pH lý tưởng của vùng kín là 3,8 – 4,5

Do tạp trùng

Nếu vùng kín bị tấn công bởi tạp trùng, khí hư sẽ chuyển sang màu vàng hoặc xám, loãng và có mùi hôi tanh. Nguyên nhân xuất hiện tạp trùng là do lây qua đường quan hệ tình dục, sử dụng chung đồ cá nhân hoặc thụt rửa sâu khiến vi khuẩn bên ngoài đi vào trong âm đạo.

Do nhiễm Trichomonas

Khí hư ra nhiều, có màu vàng hoặc xanh, sủi bọt, kèm theo ngứa rát âm đạo có thể là biểu hiện cho thấy vùng kín bị nhiễm trùng roi Trichomonas.

Do mắc các bệnh phụ khoa

Khi chị em mắc một số bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm đường tiết niệu,….thì khí hư sẽ ra nhiều hơn kèm theo các dấu hiệu bất thường như kết dính thành từng mảng, có  mùi hôi, ngứa rát khó chịu.

Cách phòng ngừa và khắc phục bệnh huyết trắng

Bệnh huyết trắng không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đời sống chăn gối vợ chồng mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như vô sinh, ung thư cổ tử cung,…đe dọa đến sức khỏe sinh sản phụ nữ.

Do đó, các chị em cần chú trọng phòng ngừa và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu mắc phải để nhanh chóng đưa vùng kín trở về trạng thái bình thường.

Cách phòng ngừa bệnh huyết trắng ở phụ nữ

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là vào những ngày “rụng dâu”, trước và sau quan hệ tình dục. Các chị em lưu ý sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên biệt cho vùng kín có độ pH 3,8 – 4,5, chứa thành phần giúp kháng khuẩn, làm sạch dịu nhẹ như lô hội, cúc la mã,…. Không nên sử dụng xà phòng, sữa tắm cho âm đạo vì sẽ gây mất cân bằng pH.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để phòng ngừa bệnh huyết trắng ở phụ nữ

  • Chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo, hạn chế thụt rửa vào sâu trong âm đạo hoặc rứa quá nhiều lần trong ngày.
  • Sử dụng quần lót được làm từ chất liệu thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Thay quần lót mỗi ngày. Mỗi khi thay quần lót nên giặt ngay,và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Thường xuyên đi khám phụ khoa để kịp thời phát hiện bệnh (nếu có).

Cách khắc phục bệnh huyết trắng ở phụ nữ

Có 3 phương pháp khắc phục bệnh huyết trắng phổ ở phụ nữ hiện nay gồm:

  • Khắc phục tại nhà bằng các mẹo dân gian như dùng lá trầu không, ngải cứu, là trà xanh
  • Khắc phục bằng các bài thuốc Đông y
  • Khắc phục bằng Tây y như thuốc đặt âm đạo, thuốc kháng histamin, corticoid,…

Thông thường phương pháp khắc phục bằng mẹo dân gian và thuốc Đông y chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh mới khởi phát, viêm nhiễm nhẹ. Nếu bệnh đã trở nặng, chị em nên đến các cơ sở y tế, phòng khám phụ khoa uy tín để được thăm khám và khắc phục kịp thời.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các chị em trong vấn đề chăm sóc sức khỏe vùng kín để luôn tự tin và khỏe mạnh.