Không biết về tác hại của chất tẩy rửa SLS và Paraben trong loại dung dịch vệ sinh phụ nữ mình đang dùng, cô chị đã vô tình khiến “cô em” vốn đã mong manh nay lại phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nguy hiểm luôn rình rập.
Sai một ly, suýt đi một dặm
Chị xinh đẹp, có một gia đình hạnh phúc, một bé con kháu khỉnh và một công việc yêu thích. Chị đầu tư không ít để chăm sóc bản thân, đi làm thì quần là áo lượt, đi chơi thì đủ loại váy vóc thướt tha, trên môi lúc nào cũng ưng ửng sắc son hồng.
Nhìn vào cuộc sống của chị, ai cũng trầm trồ ngưỡng mộ. Thế nhưng, chị có một nỗi khổ chẳng ai thấu được. Gần đây, “cô bé” của chị ngày càng khô hạn, nhạy cảm, đã thế lại còn thâm sạm, xỉn màu, mang đầy sự tối tăm, u ám. Nhiều đêm, chị bật khóc khi nhìn chồng buồn bã vì mất hứng, còn bản thân mình cũng e ngại vì tự ti, xấu hổ nên chẳng còn muốn gần chồng, có “yêu” thì cũng như có lệ mà thôi. Chồng chị vẫn yêu chị, chị biết điều ấy. Nhưng đã từ lâu, chuyện vợ chồng của chị trở nên nguội lạnh, anh cũng đã bớt hào hứng và chiều chuộng chị như trước đây.
Chị còn chưa đến ba mươi, nhan sắc gái một con đang ở độ đẹp nhất, tràn đầy sức sống. Chị chăm chút bản thân mình rất cẩn thận, nhất là “cô bé” luôn được chị chú ý vệ sinh sạch sẽ. Chị hoang mang không hiểu vì sao “cô bé” của chị lại trở nên “đỏng đảnh” đến vậy. Nhưng vì ngại ngùng, chị cứ chịu đựng một mình và chẳng dám kể về nỗi khổ này với bất kỳ ai.
Đến một ngày, khi câu chuyện vệ sinh vùng kín được chị em chia sẻ rầm rộ trên các hội nhóm eva, chị mới tá hỏa với hàng loạt thông tin về tác hại của chất tẩy rửa SLS và paraben trong dung dịch vệ sinh phụ nữ. Giật mình, chị xem lại sản phẩm mình đang dùng thì ôi thôi, hóa ra lâu nay chị đã vô tình làm hại “cô bé” mà không hề hay biết.
“Rùng mình” với những hậu quả khôn lường
Xác định được “thủ phạm” khiến vùng kín bị khô rát và nhạy cảm chính là chất tẩy rửa SLS và Paraben trong dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhưng chị còn bàng hoàng hơn khi hai chất này lại có mặt trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc cơ thể trong nhà của chị. Trong khi, chúng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng. Chị hoang mang tột độ. Không hoang mang sao được, khi những thông tin về SLS và Paraben chị đọc được lại khủng khiếp thế này:
SLS (Sodium Lauryl Sulfate) là một chất hoạt động trên bề mặt với công dụng làm sạch. Đây là một trong những thành phần quan trọng trong công nghệ tạo bọt giúp dễ dàng khử sạch bụi bẩn, vi khuẩn trên da. SLS là thành phần tẩy rửa có mặt trong các sản phẩm như dầu gội, sữa rửa mặt, sữa tắm, dung dịch vệ sinh phụ nữ… Bên cạnh đó, SLS còn được tìm thấy trong chất tẩy rửa công nghiệp với nồng độ rất cao như chất tẩy rửa ô tô, động cơ, lau sàn…
Mặc dù là thành phần phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của chất tẩy rửa SLS đối với người sử dụng là rất khôn lường.
Gây khô da, kích ứng da: SLS có tính chất ăn mòn, chúng sẽ bào mòn các chất béo và proteins trong da và cơ. Do đó, khi sử dụng lâu dài, SLS có thể gây khô da, gây kích ứng cho những vùng da nhạy cảm đặc biệt là vùng kín phụ nữ. Khi SLS ăn mòn lớp màng bảo vệ da, chúng sẽ khiến tăng độ nhạy cảm của da, dễ gây nhiễm trùng, viêm da.
Gây kích ứng da đầu và rụng tóc: Sử dụng thường xuyên các sản phẩm dầu gội có chứa SLS có thể gây ra khô da dầu, tổn hại đến tế bào nang tóc khiến tóc rụng và chẻ ngọn. Chất tạo bọt trong SLS có khả năng gây biến tính protein gây viêm da, mẩn ngứa da đầu do kích ứng hoặc làm nấm da đầu.
Gây kích thích mắt: SLS đã được chứng minh khi bị dính vào mắt có thể gây đục thủy tinh thể ở người lớn. Đối với trẻ em, thường xuyên tiếp xúc với các dầu gội tạo bọt có thể gây ức chế sự phát triển mắt của trẻ nhỏ.
Gây suy giảm hệ miễn dịch: SLS là một chất có tính tăng cường thâm nhập, giúp các hóa chất khác có thể thâm nhập vào cơ thể của bạn. Các phân tử của nó rất nhỏ, có thể vượt qua các màng tế bào của cơ thể. Khi đó các tế bào bị tổn hại và trở nên dễ bị tổn thương hơn với các hóa chất độc hại khác.
Nghiêm trọng hơn, SLS trong các chất tẩy rửa khi hấp thu vào cơ thể sẽ hoạt động như hormone oestrogen liên quan đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe từ quá trình tiền mãn kinh, mãn kinh; triệu chứng giảm khả năng sinh sản ở nam, nữ; tăng nguy cơ ung thư vú… Đặc biệt, SLS còn dễ dàng thẩm thấu dài hạn trong mô, cơ như: mắt, tim, não và có thể gây ra vấn đề lớn cho các bộ phận này.
Bấy nhiêu tác hại của chất tẩy rửa SLS cũng đủ làm chị “hoảng hồn” rồi. Vậy mà một chất khá phổ biến khác trong thành phần mỹ phẩm là Paraben cũng được cảnh báo nguy hại cho sức khỏe.
Paraben là tên gọi chung của nhóm chất hóa học có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm, được dùng làm chất bảo quản sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và hạn chế phân huỷ của các thành phần trong mỹ phẩm dẫn đến giảm hiệu quả của sản phẩm.
Một số nghiên cứu đã cho thấy Paraben có thể gây dị ứng cho những người có da nhạy cảm, gây mất cân bằng nội tiết tố nếu sử dụng lâu dài hoặc kích thích sự phát triển các khối u. Hiện nay, các nước châu Âu và khối Asean đã đề nghị loại bỏ 5 dẫn xuất Paraben là Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben vì tác hại của nó.
Dỗ dành “cô em” đỏng đảnh với dung dịch vệ sinh không SLS, Paraben
Sau khi biết được hàng loạt những tác hại của chất tẩy rửa SLS và Paraben, chị lo lắng vô cùng. Chị đã biết SLS cực kỳ nguy hiểm, nhưng làm sao đây khi hầu hết các sản phẩm trong nhà chị đều thấy các thành phần này, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị trường cũng đều có thành phần này trong đó?
Cuối cùng, chị quyết định chuyển sang dùng các loại thảo dược thiên nhiên bởi da ở khu vực này rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Tuy nhiên, mỗi tối đi làm về lại phải đun đun nấu nấu các loại thảo dược thực sự là một việc khá lích kích, cầu kỳ. Cũng đôi lần chị thấy mệt mỏi. Bỗng một ngày, cuộc đời chị như bừng sáng. Sau bao ngày tìm kiếm, cuối cùng chị đã tìm được “chân ái” cho “cô bé” của mình qua lời giới thiệu của một người bạn. Đảm bảo an toàn tuyệt đối mà giản tiện, đó chính là dung dịch vệ sinh phụ nữ giúp dưỡng ẩm và làm hồng vùng kín.
Để lựa chọn dung dịch vệ sinh đảm bảo sức khỏe và nhan sắc của “cô bé”, cần chú ý thành phần không chứa SLS, không chất bảo quản Paraben mà thay vào đó là sử dụng Decyl glucoside – chất diện hoạt trong nhóm green cosmetic, có khả năng tạo bọt, làm sạch nhẹ nhàng. Decyl Glucoside an toàn với cả những vùng da nhạy cảm nhất, mỏng manh nhất.
Không chỉ có thế, nên chọn các sản phẩm chứa thành phần chứa collagen và nước hoa hồng kết hợp cùng tinh chất lô hội, cúc la mã, vitamin E giúp kháng khuẩn, khử mùi, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm âm đạo, âm hộ, khí hư, huyết trắng, nấm men. Đồng thời, collagen cùng vitamin E còn giúp làm mềm da, dưỡng ẩm, giảm tình trạng thâm xỉn, khô ráp, làm hồng và trẻ hóa da vùng kín, nuôi dưỡng vẻ đẹp tự nhiên của vùng kín.
Tránh hoàn toàn khỏi những tác hại của chất tẩy rửa SLS và Paraben, “cô bé” đỏng đảnh nhạy cảm của chị ngày nào đã trở nên khỏe mạnh, xinh xắn, căng tràn sức sống. Đời sống vợ chồng thậm chí còn thăng hoa hơn trước.