“Cô bé” có mùi hôi khó chịu thực sự là nỗi ám ảnh của không ít phụ nữ. Âm đạo có mùi hôi không chỉ khiến chị em mặc cảm, mà còn khiến người bạn đời e dè, xa lánh
Tại sao “cô bé” có mùi hôi khó chịu?
Mùi của âm đạo là do sự kết hợp của dịch tiết âm đạo, mồ hôi và những tác nhân bên ngoài (như nước tiểu, phân, băng vệ sinh, tampon…). Nếu chị em tinh ý có thể phát hiện mùi âm đạo thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, là do sự tác động của hormone sinh dục nữ.
Tuy nhiên, nếu âm đạo có mùi hôi khó chịu có thể là do viêm nhiễm. Cùng với mùi hôi, âm đạo còn tiết khí hư quá nhiều, ngứa ngáy, nóng rát, thậm chí đau nhức thì “cầm chắc” bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa rồi!
“Cô bé” có mùi hôi khó chịu do nhiễm khuẩn âm đạo bao gồm những nguyên nhân sau:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn (nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm âm đạo, dịch tiết thường có mùi tanh như mùi cá).
- Nhiễm trichomonas (điều này gây ra mùi hôi trong khoảng 20% phụ nữ bị nhiễm).
- Dịch tiết âm đạo liên quan đến bệnh viêm vùng chậu.
- Nhiễm nấm candida (đây là nguyên nhân phổ biến khiến âm đạo tiết khí hư nhiều, có mùi nấm men).
- Băng vệ sinh, màng chống mồ hôi… lâu không thay.
- Có lỗ rò từ âm đạo đến trực tràng hoặc bàng quang sau khi sinh, chấn thương hoặc phẫu thuật.
- Viêm tuyến mồ hôi mủ.
Ngoài nhiễm khuẩn, cũng có nhiều nguyên nhân khác khiến “cô bé” có mùi hôi khó chịu, như:
- Đổ mồ hôi quá nhiều (thường do thừa cân, béo phì)
- Táo bón mạn tính và đầy hơi khiến bạn bị xì hơi liên tục.
- Tiểu không tự chủ.
- Vệ sinh kém.
Phải làm gì nếu “cô bé” có mùi hôi khó chịu?
Việc khắc phục phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Khi âm đạo có mùi khó chịu, bạn cần phải đi khám và nếu nguyên nhân của nó do nhiễm trùng, bạn sẽ được dùng thuốc kháng sinh theo sự kê đơn của bác sĩ.
Ngoài ra, để tránh tạp chất, mồ hôi hay vi khuẩn sinh sôi ở “vùng kín” gây mùi, bạn nên thực hiện ngay những biện pháp như dưới đây:
- Không mặc quần lót quá chật, làm từ chất liệu không thấm hút mồ hôi.
- Nếu có nhiều khí hư, nên thay quần lót thường xuyên.
- Nếu bị tiểu không tự chủ, bạn nên khắc phục vấn đề này. Dùng băng vệ sinh mỏng để thấm hút nước tiểu.
- Trong những ngày “đèn đỏ”, cần thay băng vệ sinh sau mỗi 4 tiếng, vệ sinh sạch sẽ tránh để vi khuẩn sinh sôi gây mùi hôi.
- Cố gắng giảm cân (nếu béo phì gây tiết mồ hôi quá nhiều).
- Không rửa vùng kín bằng các chất khử trùng, khử mùi, không thụt rửa âm đạo. Bởi những điều này có khả năng dẫn đến kích ứng, làm thay đổi độ pH âm đạo, dễ gây viêm nhiễm hơn.
- Vệ sinh “vùng kín” thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa Decyl glucoside và tinh chất hoa hồng để hạn chế tình trạng viêm nhiễm và mùi hôi khó chịu.
Tại sao lại nên dùng dung dịch vệ sinh chứa Decyl glucoside và tinh chất hoa hồng?
Decyl glucoside là chất diện hoạt thuộc nhóm green cosmetic, tạo bọt dịu nhẹ, thân thiện với môi trường, phù hợp và an toàn với “cô bé” – vùng da nhạy cảm nhất trên cơ thể người phụ nữ.
Tinh chất hoa hồng không chỉ được dùng để chăm sóc và làm đẹp da mặt mà còn giúp làm sạch sâu và dịu nhẹ cho “vùng kín”. Sự kết hợp của tinh chất hoa hồng cùng tinh chất lô hội, cúc La Mã, vitamin E và collagen không chỉ giúp kháng khuẩn, khử mùi hôi, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa mà còn giúp nuôi dưỡng và trẻ hóa da “vùng kín”.